
TƠ LỤA KINH BẮC DƯỚI LĂNG KÍNH LỊCH SỬ THỜI LÝ VÀ HOÀNG HẬU NGUYÊN PHI Ỷ LAN
- Người viết: Dung Chu Thị lúc
- Tin tức
Đi đôi với việc củng cố bộ máy nhà nước, Triều đại nhà Lý cũng rất chú trọng phát triển nông nghiệp, đặc biệt kể đến là ươm tơ dệt lụa với một giai đoạn cực kì thịnh vượng. Khi vừa lên ngôi, vua Lý Thái Tổ đã đặt ra việc thu thuế bãi dâu trong cả nước và thậm chí còn đặt ra quyến khố ty, là ty coi kho tơ lụa của triều đình. Theo ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư: “Năm 1040, Lý Thái Tông dạy cho các cung nữ dệt gấm vóc trong cung, đồng thời lấy hết gấm vóc mua từ Trung Quốc trong kho ra phát hết cho các quan may áo để tỏ ý từ đó không dùng hàng gấm vóc nước Tống nữa” nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước. Không chỉ vậy, cái nghề truyền thống này còn mang theo nhiều hương vị lịch sử của một thời đại.
Sử cũ ghi lại rằng vào năm Quý Mão 1603, Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà vẫn chưa có con trai nối dõi tông đường. Nhà vua đi cầu tự nhiều nơi mà không thành. Lúc bấy giờ, biết vua ngự giá đến trang Thổ Lỗi, người dân nơi đây mở hội linh đình đón tiếp vua và ai nấy đều mong có thể ngắm long nhan một lần trong đời. Tuy vậy, vua lại để ý thấy có một người thiếu nữ xinh đẹp bấy giờ vẫn điềm nhiên hái dâu bên gốc lan. Sau một hồi hỏi thăm, vua truyền lệnh cho người con gái ấy nhập cung. Đây chính là Ỷ Lan phu nhân hay còn được biết đến là Nguyên Phi Ỷ Lan.
Sau khi tiến cung, điều Nguyên Phi Ỷ Lan quan tâm hàng đầu không phải là chăm chuốt cho nhan sắc bản thân của riêng mình, mà là đêm ngày chú ý đến công việc triều đình, một mực hết lòng vì vua vì nước. Nhờ khổ luyện đọc sách, dày công học hỏi, bà đã trở thành một người phụ nữ tài trí, đức độ và đóng góp rất nhiều cho thời Lý. Bà đã hai lần buông rèm nhiếp chính, giúp vua cai quản đất nước và chăm lo cho bách tính.
Quần thể Khu di tích đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội)
Vốn là cô gái hái dâu chăn tằm, dệt lụa thuộc vùng đất cổ Thuận Thành - Bắc Ninh, khi được đưa vào cung vua, bà đã lập xưởng dệt của Nhà nước ở kinh đô để chuyên dệt lụa tơ tằm. Nguyên Phi Ỷ Lan cùng công chúa Từ Hoa chỉ huy cung nữ dệt ở Nghi Tàm bên Hồ Tây, du nhập kỹ thuật dệt của Chàm tạo ra những yếu tố phát triển nhảy vọt. Thời kỳ này sản phẩm gấm lụa phong phú về chủng loại, có nhiều hàng dệt quý hiếm đạt tới trình độ kỹ thuật và thẩm mỹ cao phục vụ cho việc triều nghi. Có thể nói, Ỷ Lan phu nhân đã đóng góp một phần rất quan trọng vào việc phát triển, bảo tồn và gìn giữ nghề trồng dâu kéo sợi đất kinh Bắc nói nói chung và các làng dọc sông Cầu nói riêng như Vọng Nguyệt, Vọng Giang, Mai Đình, Như Nguyệt...
Theo lịch sử thì Hoàng Hậu Nguyên Phi Ỷ Lan là người chỉ đạo Thái Úy Lý Thường Kiệt làm lên chiến thắng quân Tống trên chiến tuyến sông Như Nguyệt lừng lẫy.
Ngày nay đền thờ Thái Úy Lý Thường Kiệt được xây dựng trang nghiêm trên cách đồng bờ xác của làng Như Nguyệt.